Cách lập bàn thờ thần tài ông địa “thu hút tài lộc”

Bàn thờ thần tài ông địa từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với mỗi gia đình người Việt. Việc lập bàn thờ thần tài ông địa như thế nào để thu hút tài lộc cho gia đình không phải ai cũng nắm rõ.

Mục đích lập bàn thờ thần tài ông địa

Thờ cúng theo tín ngưỡng là một việc làm bình thường, tuy nhiên cần hiểu rõ về vị thần và ý nghĩa của việc thờ cúng đó để tránh mê tín và có được niềm tin vững chắc trong tinh thần. Ví như tập tục thờ cúng thần tài, ông địa trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân. Ngày nay, việc thờ Thần Tài bên cạnh Ông Địa đã rất phổ biến, từ các đền, miếu, đình, chùa, gia đình đến hàng quán, trụ sở công ty…

Chọn ngày đẹp để mua bàn thờ thần tài ông địa

Người dân quan niệm, bàn thờ thần tài ông địa càng được chăm chút thì chuyện làm ăn, kinh doanh sẽ càng phát tài phát lộc. Gia đình có bàn thờ thần tài ông địa cũng thường sung túc, no ấm, thịnh vượng hơn các gia đình khác. Các cá nhân tin vào tín ngưỡng này cũng nhận được may mắn về chuyện tiền bạc hơn.

Theo dân gian thì Thần Tài là vị thần của tiền bạc còn Ông Địa lại là vị thần hộ mệnh cho mảnh đất, mùa màng bội thu, gia súc béo tốt, gia đình no đủ. Người Việt phát triển lên từ văn minh lúa nước nên khi cầu xin sự sung túc khó mà bỏ sót được vị thần tượng trưng cho nông nghiệp như Ông Địa.

Theo như lý giải của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, tín ngưỡng Thổ Địa – Thần Tài là một tổng hợp thể của nhiều tín lý và những biện sự thế tục; do vậy cách thức thờ tự, cúng kiến cũng pha trộn đạo đời lẫn lộn, và chính sự biến hóa sinh động ấy mà tín ngưỡng này phù hợp với yêu cầu của thế nhân từ lúc còn “dĩ nông vi bản” đến thời “kinh tế thị trường”.

Trong quan niệm mỗi gia đình người Việt, đặc biệt là những người kinh doanh và buôn bán họ đều có bàn thờ riêng cho thần tài, ông địa và hằng ngày cúng vái để cầu mong công việc thuận lợi, buôn bán phát đạt.

Cách lập bàn thờ thần tài ông địa chuẩn phong thủy

Chọn ngày để mua bàn thờ mới

Nếu có ý định mua bàn thờ thần tài ông địa, Bạ khách hàng nên chọn một ngày đẹp trong tháng hoặc ngày hợp với tuổi gia chủ để đi mua bàn thờ. Bởi nhiều người quan niệm, nếu lựa chọn ngày đẹp mua bàn thờ thần tài ông địa về nhà như vậy thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia chủ.

Nên “trả tiền có lẻ” theo quan niệm của dân gian để có được may mắn. Đồng thời, nên vận chuyển bàn thờ thần tà ông địa từ cửa hàng về thẳng nhà chứ không bê đi nhiều nơi.

Bố trí bàn thờ thần tài đúng cách

Chọn vị trí đặt bàn thờ thần tài ông địa

Nên chọn vị trí đặt bàn thờ thần tài ông địa ở nơi có thể quan sát được hết lối ra của khách. Thông thường, người ta sẽ dựa vào 2 hướng tốt, đó là hướng tốt của chủ (thường sẽ phụ thuộc vào tuổi gia chủ) và hướng đón vận khí (hướng đón tài lộc từ ngoài vào).

Khi đặt bàn thờ thần tài, bạn nên chọn cung Thiên Lộc, Quý Nhân vì đây là những cung tốt, mang lại tiền lộc và may mắn, phát đạt cho gia chủ.

  • Cung Thiên Lộc: chỉ hướng Đông Nam, hướng này sẽ giúp gia chủ đón nhiều vận khí tốt, mang đến nhiều may mắn, tài lộc.
  • Cung Quý Nhân chỉ về hướng tây bắc, gia chủ sẽ luôn được quý nhân phù trợ, công việc kinh doanh suôn sẻ, gặp dữ cũng hóa lành.

Bạn nên kê bàn thờ vào góc phong thủy trong nhà. Đừng quên lấy nước gừng ấm và vải sạch để lau dọn bàn thờ từ trước rồi mới được kê.

Nên đặt bàn thờ thần tài tựa vào tường

Chọn ngày thỉnh Thần Tài về bàn thờ

Ngày tốt nhất để thỉnh Thần Tài về nhập tượng là ngày vía của ông, tức là ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên, nếu bạn không thuận tiện làm trong thời gian này thì có thể chọn các ngày mùng 10 âm hàng tháng cũng được.

Ngoài ra, có thể chọn các ngày đẹp, ngày hoàng đạo trong các tháng có thể thỉnh thần tài ông địa về đặt bàn thờ. Nên lựa chọn những mẫu bàn thờ thần tài ông địa phì hợp với tổng thể căn nhà.

Lưu ý, nếu chọn những ngày này để mời Thần Tài nhập tượng thì cần chuẩn bị cả lễ ngọt, lễ mặn.

Sắm đồ lễ để cúng

Một lễ cơ bản để cúng thỉnh Thần Tài sẽ bao gồm các món:

  • Hoa tươi.
  • Đĩa xôi gấc.
  • 1 gà trống luộc, thịt lợn quay, vịt quay.
  • 1 mâm ngũ quả cùng 5 lá trầu, 5 quả cau.
  • 5 củ tỏi.
  • 1 chai rượu nhỏ mở nắp, 1 bao thuốc lá.
  • 5 ông ngựa đỏ nhỏ, 5 mũ ngũ phương long mạch và quần áo thần linh.
  • 5 thẻ hương cùng 10 lễ tiền vàng, tiền thần tài, đại thiếc,…

Nghi thức cúng xin Thần Tài Ông địa nhập tượng

Chuẩn bị đồ trì chú và thực hiện lập đàn pháp

Phía dưới đáy của hai bức tượng có 1 lỗ nhỏ. Lúc này, bạn hãy đặt đồ trì chú đã chuẩn bị sẵn vào trong các lỗ sau đó dùng giấy ngũ sắc bịt lại. Trong trường hợp không có giấy ngũ sắc, hoàn toàn có thể thay thế bằng băng dính mới, sạch.

Lúc này, bắt đầu thực hiện yểm các loại bùa chú khác. Lưu ý, khi thực hiện viết kinh chú cần đứng lên. Sau đó lập đàn tràng và đặt tượng lên đàn để thực hiện các nghi lễ của buổi cúng tế.

Nghi thức cúng luyện phép

Với nghi lễ này, mọi người nhất thiết phải chọn giờ cúng. Các giờ đẹp nhất là Tý – Ngọ – Dậu – Mão. Người làm phép cần tắm rửa sạch sẽ trước thời điểm thực hiện nghi lễ. Sau đó, cầm trên tay 3 cây nhang, chắp tay theo hiệp chưởng ấn.

Để bắt đầu, người thực hiện làm phép sẽ đọc lần lượt các bài kinh chú dưới đây:

  • Chú Tịnh Pháp Giới.
  • Chú Tam Nghiệp.
  • Chú Niệm Hương.
  • Chú Hội Tổ.
  • Chú Thỉnh Tổ Lỗ Ban.

Từ đó, kính cẩn mời các ngài thần linh đến dự lễ khai quang điểm nhãn. Điều này được xem là rất quan trọng, có ý nghĩa lớn với việc thờ cúng tượng thần tài ông địa.

Lễ vật cúng thần tài ông địa

Tiến hành cách khai quang

Đầu tiên, bạn chuẩn bị một chậu nước sạch, pha gừng hoặc rượu trắng. Sau đó nhẹ nhàng nhúng tượng của thần tài và ông địa vào, tắm thật sạch. Lấy khăn mềm lau khô tượng và đặt lên đạo tràng.

Ở đây là nghi lễ với hai bức tượng thần, chính vì vậy nên nghi lễ sẽ cúng nhang, rượu và nến. Sau cùng, bạn thực hiện đọc chú khai quang. Từ đó, đưa thần linh nhập vào trong bức tượng và làm tăng linh khí của tượng trước khi tiến hành thờ cúng tại gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *