Lưu ý khi lau dọn bàn thờ ngày tết

Đối với hầu hết gia đình người Việt, vào dịp cuối năm là dịp để trang hoàng lại nhà cửa, lau dọn bàn thờ ngày tết. Tuy nhiên, đối với việc lau dọn bàn thờ gia tiên cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định mà không phải ai cũng biết.

Khi lau dọn bàn thờ ngày tết cần lưu ý những gì? cùng tham khảo bài viết sau của Mộc Việt nhé

Khi nào nên lau dọn bàn thờ 

Màu sắc ám cúng trang nhã, nét đẹp tâm linh hiện đại
Lau dọn bàn thờ là việc nên làm

Với những ngày thường, người nhà có thể lau dọn bàn thờ bất cứ khi nào cảm thấy bàn thờ bẩn hoặc vào những ngày đặc biệt ta lau dọn trước một ngày.

Nhưng dịp Tết đến, các gia đình thường dọn nhà và thực hiện việc này chu toàn hơn và người ta thường gọi đó là bao sái. Có hai thời điểm bao sái là ngày đưa ông Táo về trời và ngày rước ông Táo về. Và tuyệt đối phải dọn dẹp trước đêm giao thừa.

Theo quan niệm dân gian, ông Công, ông Táo là những người trông coi bếp núc, đất đai của gia đình. Hàng năm, cứ vào ngày 23/12 (âm lịch) là ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời, bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua. Dân gian cho rằng, các vị thần linh đi vắng nên đây là thời điểm thích hợp để gia chủ tiến hành lau dọn bàn thờ mà không ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Theo đó, nếu buổi sáng hoàn thành nghi lễ cúng ngày 23 tháng Chạp để tiễn các ông Công, ông Táo lên chầu trời thì có thể tiến hành lau dọn bàn thờ ngay trong buổi sáng hoặc buổi chiều. Thời gian thực hiện tốt nhất là từ 8h đến 11h55 hoặc 13h đến 17h55, tránh khoảng thời gian 12-13 giờ.

Còn nếu gia chủ cúng ông Công, ông Táo vào chiều 23 tháng Chạp thì nên lau dọn bàn thờ, dọn dẹp bàn thờ vào hôm sau hoặc một ngày lành khác, bởi công việc này phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối. Việc lau dọn bàn thờ nên được thực hiện xong xuôi trước ngày 30 tháng Chạp, bởi ngày đó, ông Công, ông Táo sẽ quay trở lại trần gian.

Một số ý kiến của các chuyên gia phong thủy cho rằng, trong hoặc sau ngày 23 tháng Chạp trở đi là thời điểm tốt nhất để lau dọn bàn thờ. Tuy nhiên, càng về cuối năm, mọi thứ càng bận bịu, nên với các gia đình muốn linh hoạt trong việc dọn dẹp để phù hợp với kế hoạch đón Tết thì có thể chọn một ngày lành bất kỳ để lau dọn bàn thờ, không nhất thiết phải theo kinh nghiệm dân gian là trong hoặc sau ngày 23 tháng Chạp.

Lau dọn bàn thờ

Chuẩn bị những gì khi lau dọn bàn thờ

Chọn người tiến hành lau dọn bàn thờ

Ai cũng có thể lau dọn bàn thờ (bao sái ban thờ). Nhưng nếu trong nhà chọn được người chỉn chu, có tâm trong công việc thờ cúng thì rất tốt, bởi ban thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, việc bao sái ban thờ, tỉa chân hương cần làm tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính. Trước khi bao sái, người được chọn nên tắm rửa sạch sẽ rồi hãy bắt đầu công việc.

Cần thỉnh lời xin phép trước khi lau dọn bàn thờ

Trước khi lau dọn bàn thờ, gia chủ chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Đợi hương tàn hãy bắt đầu công việc.

Bài khấn xin phép lau dọn bàn thờ:

Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Tín chủ tên là:
Cư ngụ tại địa chỉ:
Hôm nay ngày… tháng… năm… xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối. Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được lau dọn bàn thờ để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.
Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
(Xong vái 3 vái).

Thực hiện lau dọn bàn thờ

Khi tiến hành lau dọn bàn thờ gia chủ cần chú ý:

Cần chuẩn bị các đồ dùng phục vụ công việc bao gồm: Một chiếc bàn trải vải đỏ hoặc giấy đỏ để đặt bài vị. Nếu bàn thờ trong nhà thờ chung bài vị gia tiên và các thần thì phải để ra hai vị trí khác nhau, không đặt lẫn lộn. Bạn hãy đợi khi hương cháy hết mới được bắt đầu

Nước lau bàn thờ là nước 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn), hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng. Đun sôi cho kỹ những thảo dược đó với 1,5 lít nước, để ấm rồi dùng nước đó để lau rửa bàn thờ và đồ thờ cúng. Nếu muốn thơm hơn thì đun lâu hơn cho nước đặc, hoặc mua thêm hương liệu (đối với bàn thờ lớn, hoặc nhiều bàn thờ). Việc bao sái ai làm cũng được, chỉ cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ quý, vật phẩm, ảnh gia tiên…

Dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Khi tiến hành nếu có bài bị thần Phật thì phải lau trước rồi đổ nước đi, thay nước ấm mới rồi mới để lau bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không lau bài vị tổ tiên trước thần Phật, đây là điều bất kính, mạo phạm đến thần Phật (ở ngôi vị cao hơn tổ tiên).

Tiếp đến phần dọn bát hương. Đây là một công việc cũng vô cùng quan trọng khi lau dọn bàn thờ. Ngày nay hầu hết các gia đình thường rút chân hương ra rồi đổ tro ra ngoài. Theo quan niệm xưa thì điều này dễ gây “tán tài”, tốt nhất nên dùng một chiếc thìa và xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa bát hương sạch sẽ.

Chú ý khi bốc bát hương

Bốc bát hương là một công việc cũng vô cùng quan trọng khi lau dọn bàn thờ. Ngày nay hầu hết các gia đình thường rút chân hương ra rồi đổ tro ra ngoài. Theo quan niệm xưa thì điều này dễ gây “tán tài”, tốt nhất nên dùng một chiếc thìa và xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa bát hương sạch sẽ.

Sau khi gia chủ đã bốc bát hương xong dịp cuối năm thì tiến hành lau dọn bàn thờ cho sạch sẽ. Sau khi đã đặt bát hương vào đúng vị trí rồi thì cần tránh di chuyển tùy ý.

Ngày đẹp lau dọn bàn thờ năm 2023

Chọn ngày tốt để tỉa chân nhang cuối năm 2022 là một vấn đề luôn được rất nhiều người quan tâm. Và theo phong tục thờ cúng của người Việt chúng ta, việc tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ thần linh, gia tiên chỉ được thực hiện 1 lần trong năm.

  • Âm lịch: ngày 23.12.2022
  • Dương lịch: ngày 14.01.2023 (nhằm ngày thứ 7 trong tuần)

Ngày 23 tháng Chạp cũng là ngày đưa ông Táo về trời. Và để bàn thờ thần linh, gia tiên được sạch sẽ và thoáng mát hơn trước khi làm lễ đưa ông Táo về trời. Gia chủ thường dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân nhang trước đó 1 ngày tức là ngày 22 tháng Chạp.

Khung giờ tốt đẹp để tiến hành tỉa chân nhang từ 6h – 11h và 13h – 17h. Tuy nhiên mỗi nơi có một phong tục tập quán riêng, nơi thời gian bốc lại bát hương có thể diễn ra trong các ngày lẻ trong tháng Chạp, trừ ngày 17 và ngày 29.

Trên đây là thông tin về lau dọn bàn thờ ngày tết, khách hàng có thể tham khảo thêm trong việc lau bàn thờ cuối năm nhé.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *