Lau dọn bàn thờ gia tiên đúng cách- bạn cần biết

Bàn thờ là nơi linh thiêng, tôn kính nhất, thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Việc lau dọn bàn thờ gia tiên cũng vì thế mà không được làm tùy tiện, đòi hỏi sự thành tâm và kính cẩn nơi người thực hiện. Việc lau dọn bàn thờ cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định.

Thời điểm phù hợp lau dọn bàn thờ gia tiên

Trước khi lau dọn bàn thờ gia tiên gia chủ cần cẩn thận

Việc lau dọn bàn thờ không phải lúc nào cũng nên làm, mà cũng cần theo dịp. Lau dọn bàn thờ vào ngày nào? Đó thường là vào trước các ngày mùng 1, ngày rằm, giỗ chạp, các ngày lễ quan trọng hay trước Tết.

Thông thường, dịp lau dọn bàn thờ gia tiên kỹ càng, chu toàn nhất là vào dịp dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, sau ngày 23 tháng chạp đến trước đêm giao thừa.

Bởi theo phong tục Việt, đầu năm mới người ta rất ngại việc quét dọn. Vì ông bà ta sợ rằng sẽ quét hết mọi tài vận ra khỏi nhà thế nên những việc dọn dẹp nhà cửa, lau dọn bàn thờ tổ tiên cần thực hiện trước đêm giao thừa.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn ngày này là bởi đây là thời gian Táo quân vắng mặt. Vì thế mà quá trình xê dịch bàn thờ mới không gây mạo phạm và khi các Táo trở về thì bàn thờ đã sạch sẽ rước các ngài.

Không gian thờ tự là không giang linh thiên, chính vì thế mà việc giữ gìn cho bàn thờ luôn sạch sẽ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với tổ tiên. Vì bàn thờ tổ tiên là vị trí quan trọng nhất nên trong ngày thường không được tự ý động chạm, di chuyển mà chỉ được phép lau chùi sạch sẽ. Quan niệm của người xưa cho rằng nếu xê dịch bát hương và các đồ thờ cúng sẽ làm kinh động đến chỗ của thần linh, tổ tiên.

Những việc cần làm khi lau dọn bàn thờ

Người lau dọn bàn thờ gia tiên nên là chủ nhà

>>>> xem thêm: 68 mẫu bàn thờ hiện đại mẫu mới nhất năm 2023.

Người lau dọn  bàn thờ

Việc lau dọn bàn thờ thường do gia chủ đại diện trong gia đình đứng ra thực hiện. Trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ gia tiên, gia chủ phải tắm rửa chay sạch, ăn mặc quần áo chỉn chu, nghiêm chỉnh.

Ngoài ra, trước khi thực hiện lau dọn bàn thờ bạn cần thắp một nén hương xin phép tổ tiên, các quan thần linh,… Khi khấn cần thông báo xin được dọn bàn thờ ngày Tết, xin các ngài tạm lánh sang một bên để dọn dẹp. Sau đó, đợi hương tàn rồi dọn dẹp.

Nguyên tắc khi lau dọn bàn thờ gia tiên

Thời điểm hương cháy hết, gia chủ mới được bắt đầu tiến hành dọn dẹp. Khi lau dọn bàn thờ, ta dọn dẹp từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Sử dụng nước ấm pha gừng hoặc rượu trắng và khăn sạch lau rửa bài vị của thần linh, tổ tiên. Các bạn cần lưu ý khi tẩy uế bàn thờ cần lau dọn bài vị theo đúng thứ bậc: thần linh trước, tổ tiên sau để tránh tội bất kính.

Nên dùng khăn mềm để lau các nhằm tránh xước hoặc bay màu sơn, có thể dùng loại máy thổi hơi để làm sạch các hạt bụi trong ngóc ngách. Cần lưu ý:

1. Không làm đổ vỡ vật dụng trên bàn thờ

Những đồ thờ cúng được đặt trên bàn thờ luôn được coi là rất linh thiêng. Đồ thờ cúng thể hiện sự trang nghiêm, thành kính của con cháu đối với gia tiên, chính vì thế, khi lau dọn bàn thờ cần đặc biệt cẩn thận để không làm đổ vỡ những vật dụng trên bàn thờ.

Sự đổ vỡ bình thường đã không được coi là tốt lành nên đồ thờ cúng bị đổ vỡ thì càng gây ra nỗi bất an, lo sợ những điều xui rủi có thể ập đến trong năm mới.

Mẫu bàn thờ phật đẹp năm 2023
Mẫu bàn thờ phật đẹp năm 2023

>>>> Xem thêm: 28 mẫu bàn thờ phật đẹp mới nhất năm 2023.

2. Tránh xê dịch bát hương

Theo quan niệm dân gian, bát hương bị di chuyển tức là bị “động”. Nếu bát hương bị di chuyển sang hướng xấu, con cháu có thể gặp phải những điều không may mắn, chuyện học hành, công việc không thuận lợi.

Bát hương có vai trò đặc biệt nên trong quá trình lau dọn cần tránh xê dịch bát hương hoặc nhấc bát hương lên. Tốt nhất nên dùng một tay giữ cố định bát hương, tay còn lại dùng khăn lau đi những bụi bẩn bám trên thành bát hương.

3. Tránh tỉa hết chân hương, dốc hết tro trong bát hương ra ngoài

Tỉa chân hương còn gọi là tỉa chân nhang là việc rút bỏ những chân hương đã cũ trong suốt một năm thờ cúng. Các gia đình thường tỉa chân nhang sau khi đã tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây cũng là việc cần được làm một cách thận trọng, tỉ mỉ, thành kính.

Cách tỉa chân hương đúng là một tay giữ bát hương, một tay rút các chân hương thật nhẹ nhàng để không làm tung tóe tro. Tỉa đến khi còn lại một số lẻ là được. Còn cách lấy tro hương đúng là dùng thìa xúc tro cũ ra, lau sạch bát hương rồi dùng tro mới đổ vào, mang ý nghĩa “tiền vào như nước”.

Lau dọn bàn thờ gian tiên cần phải thực hiện một cách thành tâm

4. Dùng đồ riêng biệt khi lau dọn bàn thờ

Bàn thờ là nơi thờ cúng thiêng liêng, tôn nghiêm, thể hiện sự tôn kính của con, cháu và những người còn sống đối với ông, bà, tổ tiên, người đã khuất nên những vật dụng dùng để lau dọn bàn thờ cũng cần đặc biệt lưu ý. Khăn, vải, chổi,…phải là đồ mới hoặc là đồ đồ dùng riêng cho việc lau dọn bàn thờ.

Không sử dụng khăn, vải, chổi đã qua sử dụng hoặc dùng cho các việc dọn dẹp hằng ngày vì chúng mang nhiều uế tạp, không đảm bảo sự tôn nghiêm cho nơi thờ cúng.

Đối với nước lau dọn bàn thờ, dùng nước sạch đã đun sôi để nguội, nếu gia chủ cẩn thận hơn, có thể nước đun từ các loại thảo dược như quế, hồi, gỗ vang, đinh hương, bạch đàn,…để làm sạch đồ thờ cúng.

Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần phật. Người xưa quan niệm như vậy Ɩà bất kính, mạo phạm với thần phật. Thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Sau khi lau dọn xong thì đặt lại đồ thờ cúng, thay ly nước lạnh, thay chum gạo muối (nếu có) và khẩn thỉnh báo các ngài về./.

Xem thêm: 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *